Tiến độ quy hoạch cao tốc Dầu Giây - Liên Khương năm 2021
- 08/01/2021
- 5299
Thông tin tổng quan tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Tên dự án | Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Ký hiệu tuyến: CT14) |
Thời gian khởi công | Quý 4/ 2020 |
Chiều dài | Khoảng 200,3km |
Điểm đầu | Nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai |
Điểm cuối | Nút giao sân bay Liên Khương (nối với đoạn Liên Khương - Prenn) |
Tổng vốn đầu tư | 65.000 tỷ đồng |
Làn xe | 4 làn đường tiêu chuẩn loại A, chiều rộng 25m |
Vận tốc thiết kế | Tối đa 80 - 120km/h |
Giai đoạn xây dựng | - Dầu Giây - Tân Phú (60km) - Tân Phú - Bảo Lộc (66km) - Bảo Lộc - Liên Khương (73km) |


Giai đoạn triển khai cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
- Giai đoạn 1: Đồng Nai Đoạn Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 60km với tổng diện tích sử dụng đất 460ha, đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư là khoảng 5.773 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) được kêu gọi theo hình thức BOT. Quy mô mặt cắt ngang rộng 25m gồm bốn làn xe, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.

- Giai đoạn 2: Tân Phú - Bảo Lộc (66km) đi qua 2 tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng. Giai đoạn này có tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải.
- Giai đoạn 3: Bảo Lộc, Lâm Đồng – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng
- Giai đoạn 4: Đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc có tổng chiều dài 73km, được bắt đầu từ TP.Bảo Lộc đến Liên Khương. Tổng vốn đầu tư cho đoạn cao tốc này hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

Tiến độ thi công Dầu Giây - Liên Khương cập nhật tháng 1/ 2021

Lợi ích từ quy hoạch Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
- Về giao thông:
- Việc tiêu thụ hàng hóa (rau, củ, hoa…) không mất nhiều thời gian di chuyển giữa Dầu Giây và Đà Lạt.
- Giải quyết được vấn đề quá tải trong giao thông ở quốc lộ 20
- Về bất động sản Lâm Đồng:
- Giá bất động sản trên địa bàn Bảo Lộc sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với giá hiện nay.
- Dự đoán tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai.
- Kích cầu bất động sản khu vực, làm cho bất động sản khu vực thêm phát triển, góp phần phát triển kinh tế vùng.

- Về du lịch:
- Động lực phát triển ngành du lịch cho 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt - TP.HCM.
Thông tin quy hoạch Đà Lạt lên thành phố trực thuộc trung ương và Quy hoạch cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được dự đoán là nguyên nhân tăng giá bất động sản Lâm Đồng trong những năm tiếp theo.